Keo dán 502

Giá: Liên hệ

Danh mục: ,
Mô tả

Mô tả

Các thành phần có trong keo 502

Với khả năng kết dính hoàn hảo trong vòng vài giây, không ngạc nhiên khi keo 502 được sử dụng nhiều trong gia đình và trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác. Phổ biến nhất trong số đó là ngành công nghiệp, bên cạnh đó nó còn được dùng để dán các đồ dùng như giày dép, các món đồ nhựa, dán điện thoại, đồng hồ, mắt kính…

Không khó để mua được keo 502, bởi nó được bày bán nhiều nơi khác nhau trên thị trường. Tuy nhiên,  bên cạnh công dụng tuyệt vời của nó thì thành phần hóa học để cấu tạo nên keo 502 cũng gây ra không ít rủi ro, dễ ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng. Do vậy, nắm rõ đặc điểm của các thành phần hóa học trong keo 502 cũng như biết cách dùng keo sao cho đúng để tránh gặp phải phiền phức không đáng có.

1. Thành phần keo 502

+ Cyanoacrylat

Thành phần chính của keo 502 là cyanoacrylat, đây chính là một dạng monome lỏng có chứa gốc ankylcyanoacrylate. Sau khi khô chúng sẽ đóng rắn trở thành một lớp polyme bền vững theo nguyên tắc trùng hợp anionic. Những sản phẩm keo 502 trên thị trường Việt Nam hiện nay chỉ chứa hỗn hợp 2 loại monome chính là methyl-2-cyanoacrylate và ethyl-2-cyanoacrylate, chúng rất dễ bị polyme hóa bởi hơi nước trong không khí, chính vì vậy mà nó có thể bảo quản được keo trong bình kín hay bằng silicagel.

+ Methylene Chloride

Hóa chất Methylene Chloride – CH2CL2 là một dạng dung môi hữu cơ với mùi hương ngọt, không gắt và cay nồng như những hóa chất còn lại. Song, đừng vì mùi hương ngọt ngào ấy mà bị dụ dỗ, bởi nếu hít trong thời gian ngắn thì bạn có cả biểu hiện như giảm thị lực, giảm thính lực, không thể nào làm chủ được các hoạt động của mình. Chỉ khi nào ngưng tiếp xúc với nó thì các biểu hiện trên mới biến mất.

Đối với những trường hợp hít lâu dài thì mọi người sẽ có các biểu hiện như nôn mửa, đau đầu, mất trí nhớ bởi hệ thần kinh trung ương bị tổn thương. Thậm chí, các nhà khoa học khi thử nghiệm nó trên động vật còn có các biểu hiện như gan, thận, tim mạch của động vật bị tổn thương, gây nguy cơ bị ung thư tăng cao.

+ Ethyl acetate

Ethyl acetate có công thức hóa học là CH3COOCH2CH3 và là một thành phần hóa chất khá nguy hiểm, Theo các chuyên gia cho biết, đây chính là một dạng esther của ethanol và acid acetic, một chất dạng lỏng, không màu, mùi hương trái cây. Tương tự như Methylene Chloride, khi hít phải nhiều hóa chất Ethyl acetate thì nó sẽ gây ra không ít mối nguy hiểm cho đường hô hấp. Người tiếp xúc với loại hóa chất này sẽ bị ho, sặc, chóng mặt, buồn ngủ, nhức đầu, nôn mửa và lâu dần sẽ bị mất đi ý thức.

+ Cyclohexane

Thành phần cuối cùng không thể không kể đến đó là Cyclohexane, công thức hóa học C6H12. Loại hóa chất này có mùi hương thơm nhẹ, không gắt, khi hít vào thì hệ thần kinh trung ương sẽ bị ảnh hưởng rất lớn. Về mức độ tổn hại như thế nào thì còn tùy vào liều lượng, thời gian tiếp xúc của các loại hóa chất. Nếu trường hợp tiếp xúc trong thời gian ngắn thì bạn sẽ có các biểu hiện như nhức đầu, phê như hít ma túy, chân tay co giật. Còn nếu thời gian hít lâu hơn thì nó sẽ dẫn đến tình trạng rối loạn vận động, hôn mê sâu, kéo theo rất nhiều mối nguy hiểm.
Keo dan 502 T

2. An toàn hơn khi sử dụng keo 502

Chính vì những mối nguy hiểm trên mà người dùng cần phải cần trọng hơn khi làm việc cùng với keo 502. Mang theo đồ bảo hộ lao động như mắt kính, mặt nạ chống độc để tránh hóa chất bay vào mắt hoặc hít vào bên trong cơ thể, không đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Theo một số nghiên cứu gần đây nhất cho thấy, ngộ độc keo 502 sẽ dẫn đến tình trạng suy đường hô hấp, ngạt khí và thậm chí là tử vong. Vậy nên bạn cần tạo một môi trường thông thoáng, có cửa sổ và quạt thông gió để hơi và mùi keo nhanh chóng bay đi, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dùng. Nếu vô tình bị keo dính vào đồ vật thì bạn hãy sử dụng máy sấy tóc để tẩy nó đi, Dưới sức ép của nhiệt độ, keo sẽ giản nỡ ra và việc lau chùi trở nên đơn giản hơn.

Khi dùng keo 502 dán các vật liệu có kích thước nhỏ bạn cũng phải cẩn trọng, vì keo lan ra ngoài sẽ rất khó tẩy rửa, nó có thể gây ảnh hưởng đến vẻ đẹp của sản phẩm. Một mẹo để ngăn chặn tình trạng keo không bị lan ra ngoài đó là nhỏ nó vào miếng sắt và để keo tiếp xúc một chút với không khí sẽ làm nó đặc hơn, việc kiểm soát keo khi dán lên vật dụng cũng trở nên đơn giản hơn.

Trường hợp keo bị dính trên tay thì bạn có thể sử dụng aceton hay nước móng tay để tẩy nó đi. Cách thực hiện khá đơn giản, chỉ cần dùng bông gòn tẩm 1 ít aceton rồi vắt cho khô, chùi nhẹ lên vị trí bị dính keo, rửa sạch nó với nước ấm là được. Tuyệt đối không sử dụng dao lam để cạo hay lột lớp keo ra lập tức, vì như vậy bạn rất dễ làm chỗ bị dính keo tróc ra chảy máu.